Header Ads

Proof-of-Work là gì?


www.LamTuan.com - Proof-of-work (PoW) còn gọi là thuật toán bằng chứng công việc, giúp các thợ mỏ giải quyết những phương trình toán học mà người thường hay gọi là "đào coin".

Để giải quyết phương trình toán học có rất nhiều cách, nhưng hệ thống chỉ chọn ra đáp án tối ưu nhất. Hệ thống Blockchain không thể bị đánh lừa vì nó sở hữu một danh sách các đáp án hợp pháp.

Vấn đề chính của PoW chính là nguồn tài nguyên máy tính (các dàn máy đào) và năng lượng điện. Cần rất nhiều năng lượng cung cấp cho hệ thống máy tính để đưa ra được đáp án tốt nhất. Nếu nhìn về khía cạnh sinh thái, điều này hoàn toàn không có lợi. Các thợ mỏ sử dụng quá nhiều năng lượng và gây ảnh hưởng đến môi trường.

Bạn cần phải có một lượng lớn sức mạnh tính toán, nhiều hơn sức mạnh mà một máy tính phổ thông sở hữu. Điều đó sẽ khiến cộng đồng thợ mỏ gom cụm lại. Những thợ mỏ nhỏ lẻ sẽ không cạnh tranh được với thợ mỏ lớn hơn. Dẫn đến sự độc quyền khai thác mỏ từ các thợ mỏ lớn. Vì với sức mạnh tính toán lớn thì xác suất tìm ra đáp án nhanh và chính xác cao hơn những thợ mỏ nhỏ lẻ. Điều này đi ngược lại với lý tưởng của một hệ thống Blockchain phân cấp và có thể dẫn đến một cuộc tấn công 51%.

PoW cần rất nhiều sức mạnh máy tính và năng lượng điện.


Khái niệm Proof of Work tồn tại ngay cả trước khi Bitcoin ra đời. Satoshi Nakamoto đã áp dụng kỹ thuật này cho bản thân – dù chúng ta vẫn không biết Nakamoto thực sự là ai – để tạo ra tiền điện tử và tạo nên sự cách mạng hóa giao dịch truyền thống.

PoW có lẽ là ý tưởng lớn nhất đằng sau sách trắng (hay còn gọi là sách hướng dẫn – white paper) của Bitcoin từ Nakamoto. Khái niệm này được đề cập trở lại vào năm 2008 – khi Bitcoin ra mắt công chúng, bởi vì nó cho phép sự đồng thuận không tin cậy và phân tán.

Sự Đồng Thuận Không Tin Cậy và Phân Tán Là Gì?


Hệ thống của sự đồng thuận không cần tin cậy và phân tán có mục đích là bạn có thể gửi hoặc nhận tiền từ một người mà bạn không cần tin vào các dịch vụ của bên thứ ba.

Trong thực tế, khi bạn sử dụng phương thức thanh toán truyền thống, bạn cần sự tin tưởng vào bên thứ ba để thực hiện giao dịch của mình (ví dụ: Visa, Mastercard, PayPal, ngân hàng). Bên trung gian này sẽ giữ sổ đăng ký riêng lưu trữ giao dịch lịch sử và số dư của mỗi tài khoản.

Ví dụ dễ hiểu để giải thích rõ hơn về hành vi này là: nếu tôi gửi cho bạn 100 USD, dịch vụ của bên trung gian đáng tin cậy sẽ ghi nợ tài khoản của tôi và cấp tín dụng cho bạn. Vì vậy cả hai người phải đặt niềm tin là bên này làm đúng mới có thể thực hiện giao dịch.

Với Bitcoin và một số tiền điện tử khác, người dùng đều có một bản sao của sổ cái (Blockchain). Không ai cần tin tưởng vào bên thứ ba để thực hiện giao dịch, bởi vì bất cứ ai cũng có thể trực tiếp xác minh các thông tin được viết vào sổ.



Proof of Work và Việc Đào Coin


Để xem xét sâu hơn, PoW là một yêu cầu để xác định chi phí giải một phép tính bằng một máy tính khi đào coin. Việc đào coin cần phải được thực hiện để tạo ra một nhóm các giao dịch tin cậy mới (gọi là block) trên một phân mục phân phối có tên Blockchain.

Việc đào coi phục vụ hai mục đích:

  • Để xác minh tính hợp pháp của một giao dịch.
  • Để tạo ra đồng tiền thuật toán mới bằng cách thưởng cho thợ đào vì đã hoàn tất nhiệm vụ trước đó.

Khi bạn muốn thiết lập một giao dịch thì điều này sẽ xảy ra:

  • Các giao dịch được nhóm lại thành một khối (block);
  • Người đào coin xác minh rằng các giao dịch trong mỗi khối là hợp pháp;
  • Để làm như vậy, thợ đào phải giải quyết một “câu đố toán học” được gọi là proof-of-work (PoW);
  • Phần thưởng được trao cho thợ dào đầu tiên giải quyết hết từng vấn đề trong khối;
  • Các giao dịch đã xác minh được lưu trữ trong Blockchain công cộng.

Tất cả các thợ đào đều phải cạnh tranh để là người đầu tiên tìm ra giải pháp cho vấn đề toán học cho các khối đã ứng cử. Đây chính là vấn đề không thể giải quyết theo cách nào khác hơn là thông qua sức mạnh của máy tính dùng để đào coin. Vì vậy việc này đòi hỏi sự nỗ lực cùng đầu tư lớn để có thể cạnh tranh khi đào tiền điện tử.

LamTuan.com tổng hợp

./.

No comments

Powered by Blogger.